Để tránh xảy ra những rủi do không đáng có trên, lời khuyên cho những người sử dụng ô tô, xe máy hiện nay là: Cần kiểm tra và tiến hành vệ sinh các bộ phận đã nêu ở trên của ô tô, xe máy; Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận khác của động cơ ô tô, xe máy có liên quan đến hệ thống dẫn nhiên liệu.
Không chỉ nỗi lo xăng rởm, xăng kém chất lượng gây cháy xe, nhiều người còn bày tỏ băn khoăn về nguy cơ cháy xe khi sử dụng xăng sinh học.
Những phân tích về quy trình sản xuất xăng sinh học với các chất xúc tác của PGS.TS Đỗ Quang Huy, khoa Môi trường, Đại học KHTN Hà Nội sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn về loại xăng mới góp mặt trên thị trường này.
Natri, kali và metanol
Xăng sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường như một thương phẩm đã được khẳng định về giá trị sử dụng. Bởi lẽ xăng sinh học sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong được coi như là một trong các giải pháp góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Ở nước ta hiện nay việc kiểm soát và đăng ký mua bán, sản xuất xăng sinh học để đưa vào sử dụng còn là vấn đề cần phải được bàn thấu đáo. Nếu không hiểu rõ về xăng sinh học trong mua bán và sản xuất sẽ trở nên nguy hiểm đối với người tiêu dùng.
Cần giải thích cụ thể về quá trình sản xuất xăng sinh học như sau. Hiện nay xăng sinh học có thể được sản xuất bằng việc phối trộn xăng thường dùng với sản phẩm thu được từ quá trình metyl este hoá các axit béo trong dầu thực vật. Các chất xúc tác dùng trong quá trình metyl este hoá các axit béo có chứa Natri và Kali. Chất dùng để metyl este hoá các axit béo trong dầu thực vật là metanol.
Với cách sản xuất xăng sinh học như trên, nếu không loại bỏ natri và kali ra khỏi thành phẩm đến ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm không lường hết được. Ngưỡng cho phép của tổng natri và kali trong xăng sinh học không vượt quá 5mg/kg.
Hệ lụy từ các chất có trong xăng sinh học
Khi natri và kali có mặt trong xăng sinh học với hàm lượng cao sẽ dẫn đến việc hình thành các chất rắn hoặc tạo thành bọt kim loại thể rắn. Các chất này bám dính vào bề mặt bên trong của bơm phun nhiên liệu hoặc van điều chỉnh nhiên liệu, dẫn đến bộ phận này không được đóng kín khi cần thiết.
Các chất rắn hoặc bọt kim loại thể rắn tạo thành còn có thể bịt kín các bộ phận lọc nhiên liệu, làm kênh các cửa hút xả... Điều cần lưu ý rằng khi nhiệt độ làm việc của động cơ cao thì quá trình trên xảy ra càng mạnh. Và tất nhiên, động cơ bị làm nóng là điều đương nhiên.
Việc tạo thành các chất rắn hoặc bọt kim loại thể rắn bám dính vào bề mặt bên trong của các bộ phận nêu trên của động cơ ô tô, xe máy đã làm cho các bộ phận này làm việc sai lệch với chức năng thiết kế như đã nói ở trên. Sự kênh hở hệ thống đã dẫn tới hiện tượng cháy ngược nhiên liệu xuất phát từ chính quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lòng xilanh. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc cháy nổ các động cơ ô tô, xe máy nếu dùng nhiên liệu thu được theo cách trên.
Về phía Nhà nước, cần kiểm tra và xác nhận các dịch vụ mua bán và sản xuất xăng sinh học đang diễn ra trên địa bàn cả nước. Đặc biệt, cần sớm có những quy định đầy đủ về tiêu chuẩn xăng sinh học được phép sử dụng ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét