Một vấn đề khác nữa là có thể do việc lọc và xác định tín hiệu đầu vào. ESC dựa vào các tín hiệu như góc lái, gia tốc dọc và ngang, tỉ lệ quay quanh trục thẳng đứng, vị trí phanh và bướm ga….Các cảm biến tín hiệu này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác dẫn tới phán đóan thiếu chính xác, ví như tình trạng ô tô nghiêng khi cua gấp. Bất cứ sai phạm nào trong việc thu nhận và xử lý các tín hiệu phức tạp này cũng dẫn đến phán đóan sai và phản ứng chậm trễ. Mặc khác, lỗi cũng có thể nằm trong thuật tóan của phầm mềm
Mặc dù chung cơ sở gầm bệ, 4Runner không hề có dấu hiệu dễ lật xe khi vào cua, trong khi CR đã cảnh báo “không nên mua” đối với GX460 vì lý do này.
Mới trải qua cú sốc nặng nề do scandal lỗi chân ga xảy ra đối với các mẫu xe Toyota, hãng này lại thêm một phen lao đao khi Consumer Report đóng mác “không nên mua” vào mẫu Lexus GX460, thuộc nhãn hiệu xe sang của hãng. Để đánh tan tiếng xấu “che giấu lỗi” như đối với sự cố chân ga, Toyota đã nhanh chóng đưa ra thông báo thu hồi và kiểm tra toàn bộ xe GX460 để làm rõ nguyên nhân.
Lý do CR đưa ra khi xếp GX460 vào danh sách gây “rủi ro” cho khách hàng là hiện tương văng đua xe (oversteering) khi vào cua. Trong quá trình thử nghiệm, các tay thử xe của CR đã phát hiện ra xe rất dễ gặp phải tình trạng trượt bánh sau trước khi thiết bị ổn định điện tử có thể can thiệp để lấy lại cân bằng, khiến xe dễ bị lật.
Hiện tượng văng đuôi khi vào cua là một trong những sự cố mà nhà sản xuất ô tô nào cũng cố tránh, trừ đối với những chiếc xe thể thao tốc độ cao. Trên những chiếc SUV có trọng tâm cao, đây là vấn đề rất nghiêm trọng bởi nếu xe va vào vỉa hè hoặc bất kỳ vật cản nào trong tình trạng trượt bánh sau như vậy, xe rất dễ bị lật nhào.
Tuy chia sẻ cùng cơ sở gầm bề với GX460, nhưng mẫu Toyota 4Runner lại không hề gặp phải vấn đề này trong quá trình thử nghiệm của CR.
Vậy nguyên nhân do đâu?
Theo phát ngôn viên của Toyota Bill Kwong, mặc dù 4Runner và GX đều có cùng kết cấu khung và kích thước, hai mẫu xe này vẫn có sự khác biệt. Toyota sử dụng động cơ V6, trong khi Lexus lại dùng động cơ V8. Thêm vào đó, GX là mẫu xe cao cấp hơn, do đó có nhiều trang bị hơn, khiến khối lượng xe nặng hơn 4Runner những 272 Kg. Thêm vào đó, hệ treo trên 2 chiếc xe này cũng khác nhau đáng kể. Do đó, hai chiếc xe này phản ứng hoàn tòan khác nhau khi chạy trên đường.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến GX dễ lật?
CR cho rằng, vấn đề nằm ở hệ thống ổn định điện tử ESC.
Khi hệ thống ổn định điện tử ESC lần đầu tiên đi vào ứng dụng những năm cuối của thập niên 90, chúng chỉ được sử dụng cho những xe sang trọng đời mới, và sau đó là những chiếc SUV. SUV là loại xe có trọng tâm cao, do vậy dễ lật hơn những xe khác. Việc ứng dụng hệ thống ESC là rất cần thiết để giảm thiểu khả năng này khi xe bị trượt bánh sau. Cho tới nay, tất cả các mẫu xe SUV và Crossover đời 2012 đều áp dụng công nghệ này.
Theo kỹ sư thử xe Jake Fisher làm việc tại Consumer Reports, họ đã làm hai thử nghiệm đối với xe. Thử nghiệm thứ nhất là chuyển 2 làn để đánh giá khả năng tránh chướng ngại vật. Trong thử nghiệm này, GX hòan thành tốt nhiệm vụ. Thử nghiệm thứ 2 là lái xe qua đoạn đường thử nghiệm có chiều dài chỉ hơn 1 dặm (1,61 Km) nhưng có rất nhiều góc cua gấp. Vận tốc cực đại được sử dụng trên đoạn đường này là chưa đến 80 km/h.
Các kỹ sư CR đã chạy qua đọan đường thử này hai vòng. Vòng đầu tiên họ chỉ cho xe ở vận tốc vừa phải qua con đường. Vòng thứ 2, các kỹ sư đẩy nhanh tốc độ để thử phản ứng của xe. Một phần của thử nghiệm là thử phản ứng của xe khi người lái tăng ga khi đang ở giữa góc cua.
Nếu như phần lớn các xe hiện đại ngày nay đơn giản là trượt đầu xe, thì GX lại văng đuôi, trong khi hệ thống ESC phản ứng chậm và không can thiệp kịp. Do sự chậm trễ này, cộng với độ thiếu ổn định, xe rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. CR đã thử nghiệm lại và kết quả vẫn tương tự. Điều này khá gây bất ngờ, bởi các xe Toyota/Lexus vốn có tiếng là hệ thống ESC thường can thiệp sớm.
Fisher cũng khẳng định không hề nhấn phanh khi hiện tượng văng đuôi xe xảy ra, giúp loại trừ khả năng phân phối lực phanh điện tử tác dụng quá mạnh lên phanh sau gây ra hiện tượng này.
Để lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, thứ nhất, có thể hệ treo không ổn định trong điều kiện mở bướm ga. Điều này có thể xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố như lò xo, chống sốc, loại lốp sử dụng và cấu hình của hệ treo. Lexus GX dựa hoàn toàn vào ESC để đảm bảo độ ổn định, trong tầm kiểm soát của xe. Tuy nhiên nếu hệ thống điện tử có trục trặc, người lái sẽ gặp rắc rối thực sự.
Về mặt kiểm soát điện tử, có thể có nhiều yếu tố gây ra điều này. Rất có thể các kỹ sư đã không thiết lập phần mềm riêng thích ứng với đặc tính của Lexus GX và không tính đến phản ứng xe trong những điều kiện thử nghiệm cụ thể. Rất có thể họ chưa từng thử nghiệm tăng ga khi đang vào cua gây ra thiếu sót trong lập trình.
Thêm một giả thiết khác là có thể đơn vị điều khiển thủy lực HCU của hệ thống ESC có vấn đề. Nếu HCU không thể sinh ra áp lực phanh đủ nhanh, nó sẽ không có đủ lực phanh để kiểm soát xe. Hoặc caliper của phanh có thể bị rơ do xe liên tục vào cua.
Toyota có thể khắc phục tất cả sự cố này như thế nào?
Dựa vào từng phân tích nguyên nhân tiềm ẩn ở trên, Toyota/Lexus có thể kiểm tra, khắc phục ở chính hệ thống treo và phần mềm điều khiển ESC.
- Các thiết bị phần cứng như lò xo, chống sốc, lót bạc, thanh chống lật…trong hệ treo và hệ phanh cần được xem xét.
- Toyota/Lexus có thể khắc phục bằng cách cải tiến phần mềm ESC, có thể ở mức độ nông như xem xét lại cách xác định tín hiệu, hoặc sâu hơn là thay đổi thuật tóan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét